Mức lương cơ sở là gì? Đối tượng áp dụng?
– Mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
(Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ)
Mức lương cơ sở qua các năm như sau:
1. Mức lương cơ sở năm 2013-2016
Từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.
(Theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013)
2. Mức lương cơ sở năm 2016-2017
Từ ngày 01/05/2016, mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng.
(Theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP và Nghị quyết 99/2015/QH13)
3. Mức lương cơ sở năm 2017-2018
Từ ngày 01/07/2017 đến 30/06/2018, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng.
(Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP và Nghị quyết 27/2016/QH14)
4. Mức lương cơ sở năm 2018-2019
Từ ngày 01/07/2018 đến 30/06/2019, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.
(Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018)
5. Mức lương cơ sở năm 2019-2020
Từ ngày 01/07/2019 đến 30/06/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
(Theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018)
6. Mức lương cơ sở năm 2020-2021
Căn cứ theo Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về sự toán ngân sách nhà nước năm 2021 thì Quốc hội đã quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.
=> Tức là sẽ không tăng lương cơ sở trong năm 2020 và 2021 để dành kinh phí cho phòng chống dịch Covid-19.
Như vậy mức lương cơ sở của năm 2020 và 2021 vẫn áp dụng mức lương như 2019 là 1.490.000 đồng/tháng.
7. Mức lương cơ sở năm 2022
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết số 34/2021/QH15
“Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995″
Như vậy, mức lương cơ sở năm 2022 vẫn sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP tức là vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
8. Mức lương cơ sở năm 2023
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội quy định:
“1. Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 05 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01 tháng 07 năm 2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng.”
Như vậy: Từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở 2023 là 1.800.000 đồng/tháng.
Vậy mức lương cơ sở áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào?
– Như quy định bên trên: Mức lương cơ sở là áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức… (Không áp dụng cho lao động làm việc trong Doanh nghiệp, tổ chức)
– Các doanh nghiệp, tổ chức: Phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề:
1. Trợ cấp thai sản
“Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được nhận trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Như vậy: Mức trợ cấp 1 lần = 2 x 1.490.000 = 2.980.000
2. Mức lương tối đa đóng BHXH, BHYT
– Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy: Mức lương tối đa đóng BHXH, BHYT = 20 x 1.490.000 = 29.800.000
Nguồn: Kế toán Thiên Ưng